»» Nội dung bài viết:
Tóm gọn nội dung 9 văn bản thơ lớp 9 – Luyện thi văn 10
Đồng chí (Chính Hữu)
Đôi nét về tác giả: Chính Hữu quê ở Hà Tĩnh, thơ ông chủ yếu viết về người lính và hai cuộc chiến tranh, đặc biệt là tình cảm cao đẹp của người lính như tình đồng chí, đồng đội, tình yêu quê hương.
Khái quát về tác phẩm: Ra đời năm 1948, in trong tập súng trăng treo, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp.
Nội dung cơ bản: Khẳng định tình đồng chí chính là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện cụ thể nhất về tình đồng đội.
– Cơ sở tạo nên tình đồng chí: Cùng chung hoàn cảnh xuất thân nhiều gian khó (vốn là những người nông dân nghèo từ những miền quê hương “nước mặn đồng chua ”, “đất cày lên sỏi đá ”), cùng chung lí tưởng và chính sự đồng cảm ấy đã gắn bó những người xa lạ trở thành quen nhau và thân thiết, sát cánh cùng nhau trong nhiệm vụ chung chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
– Biểu hiện của tình đồng chí: Chung một nỗi niềm nhớ về quê hương, chia sẻ những khó khăn, gian lao của cuộc đời bộ đội trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến trường kì (áo “rách vài; “quần “có vài mảnh “chân không giày”, chiến đấu trong điều kiện thiên nhiên không thuận lợi giá “rừng hoang sương muối ”) và cùng vượt lên với tất cả niềm tin, lòng lạc quan và tình cảm tốt đẹp dành cho nhau.
– Vẻ đẹp người lính: Dù vất vả, gian lao, sống và chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt, người lính vẫn lạc quan, tin tưởng ở tương lai.
Tổng kết:
Với ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, sự kết họp hài hòa bút pháp tả thực và lãng mạn, hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng, giàu sức biểu cảm, tác giả đã thể hiện sự trân trọng đối với tình đồng chí của những người lính. Đồng thời nhà thơ cũng khẳng định tình cảm tốt đẹp này dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khó, góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
Đôi nét về tác giả: Phạm Tiến Duật quê ở Phú Thọ, là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước, nổi bật với giọng điệu sôi nối, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
Khái quát về tác phẩm: Nằm trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật bao gồm bốn bài được tặng giải Nhất cuộc thi của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ vầng trăng quầng lửa (1970) sáng tác trong những ngày cuộc kháng chiến chống Mĩ đầy ác liệt.
Nội dung cơ bản:
– Hình ảnh những chiếc xe không kính: Bom đạn ác liệt của chiến tranh đã tàn phá khiến những chiếc xe hư hỏng (không còn kính chắn gió, không mui không đèn, thùng xe bị xước). Đây là một hình ảnh rất thực nhưng lại được miêu tả rất mới mẻ, độc đáo và có sức hấp dẫn đặc biệt.
– Hình ảnh những người chiến sĩ xe: Trong hoàn cảnh nhiều gian khó, hiểm nguy (xe không có kính nên bụi mù phun tóc trắng, mưa tuôn xối xả làm ướt hết trang phục, đi trong mưa bom bão đạn), người lính lái xe vẫn giữ được tư thế ung dung, hiên ngang, đầy khí phách, vẫn bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, đặc biệt là lòng dũng cảm, giàu tình đồng chí đồng đội, lòng yêu nước sâu sắc. Tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan, trẻ trung sôi nổi của họ vẫn thăng hoa trong bộn bề gian truân, mất mát, vẫn ngời lên ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Tổng kết:
Với chất liệu hiện thực sinh động, ngôn ngữ thơ giản dị, giàu tính khẩu ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, giọng điệu tự nhiên, khỏe khoắn, bài thơ khắc họa thành công hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam mãnh liệt. Hình ảnh ấy đã giúp ta hiểu thêm, tự hào thêm về những ngày kháng chiến gian khổ nhưng đầy khí phách, hào hùng, sôi nổi của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.
Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
Đôi nét về tác giả: Huy Cận quê ở Hà Tĩnh, là một nhà thơ nổí tiếng trong phong trào Thơ mới. Trước Cách mạng tháng Tám,thơ ông giàu chất triết lí, thấm thía bao nỗi buồn, tràn ngập cái sầu nhân thế. Sau Cách mạng, thơ Huy Cận dạt dào niềm vui, là bài ca vui về cuộc đời, là bài thơ yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống.
Khái quát về tác phẩm: In trong tập Trời mỗi ngày sáng, được tác giả viết vào nửa cuối năm 1958 sau chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh.
Bài thơ có hai nguồn cảm hứng lớn, song hành, hài hòa và trộn lẫn vào nhau. Đó là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về con người lao động trong cuộc sống mới. Sự thống nhất của hai nguồn cảm hứng ấy được thể hiện qua kết cấu và hệ thống thi ảnh trong bài. Về kết cấu, thời gian của bài thơ là nhịp tuần hoàn của vũ trụ ( từ lúc hoàng hôn đến lúc bình minh) cũng là thời gian hoạt động của đoàn thuyền đánh cá ( từ lúc ra khơi đến khi trở về). Không gian của bài thơ là một không gian lớn lao, kỳ vĩ với trời,biển, trăng, sao, sóng, gió; cũng là không gian của cảnh lao động.
– Thông qua việc miêu tả cảnh lao động đánh cá của người ngư dân vùng biển Hạ Long, bài thơ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển khơi; ngợi ca khí thế lao động hăng say, yêu đời của người lao động mới đã được giải phóng, đang làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời và đất nước:
Nội dung:
– Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn buông xuống. (Khúc hát ra khơi ): Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh – bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu. Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ bao la mà gần gũi với con người – biển cả hay đó cũng chính là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân. Có thể nói, hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu mến cuộc đời của nhà thơ Huy Cận. Tiếng hát khỏe khoắn tiếp sức cho gió làm căng cánh buồm. Tiếng hát ấy, làm nổi bật khí thế hồ hởi của người lao động trong buổi xuất quân chinh phục biển cả…
– Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong một đêm trăng rất đẹp: Cảm hứng lãng mạn giúp nhà thơ phát hiện vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng với niềm vui phơi phới, khỏe khoắn khi con người làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê hương. Cảnh đoàn thuyền lướt sóng ra khơi, từng luồng cá bủa lưới vây giăng mang vẻ đẹp vừa hoành tráng, vừa thơ mộng. Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển trời bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm bánh lái, có trăng làm cánh buồm, lướt giữa mây cao với biển bằng, giữa mây trời và sóng nước. Hình ảnh con người đã hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm – ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận,bủa lưới vây giăng.
– Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về khi bình minh đã rạng ngời trên biển. ( Khúc hát trở về): Đoàn thuyền đánh cá thắng lợi trở về trong bình minh rực rỡ, tráng lệ. Cấu trúc lặp lại ấy trở thành điệp khúc ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương và khắc họa đậm nét vẻ đẹp khỏe khoắn cùng niềm vui phấn khởi của người ngư dân. Phép tu từ nhân hóa: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”cho thấy tư thế chủ động chinh phục biển trời, vũ trụ của người ngư dân. Đúng như lời bình của chính tác giả: “Bài thơ là cuộc chạy đua giữa con người với thiên nhiên và con người đã chiến thắng”.
Tổng kết:
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng,lạc quan.
Bếp lửa (Bằng Việt)
Khái quát về tác phẩm: In chung với Lưu Quang Vũ trong tập Hương caỵ – Bếp lửa, được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở nước ngoài.
Nội dung cơ bản:
– Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bếp lửa: Bếp lửa trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ gợi hình ảnh quen thuộc trong mọi gia đình vừa ấm áp giữa cái lạnh của “chờn vòm sương sớm vừa thân thương với bao lình cảm “ấp iu nồng đượm ”, vừa gợi ra bàn tay kiên nhân, khéo léo va tam lòng của người nhóm bếp. Hình ảnh này đã đánh thức dòng cảm xúc hồi tưởng của cháu về bà, trải qua “biết mấy nắng mưa”vẫn nhóm bếp môi sớm mai.
– Hình ảnh người bà và những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả: Những từ ngữ “bà bảo”, “bà dạy chăm đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la, sự chăm chút của bà đối với cháu nhỏ. Với sự bình tĩnh, vững lòng, bà đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu vượt qua mọi thử thách khốc liệt của chiên tranh. Bếp lửa bà nhen sớm sớm chiều chiều đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bât diệt, ngọn lưa cua tinh thương “luôn ủ sẵn ”, ngọn lửa của niềm tin vô cùng dăng” bền bỉ và bất diệt.
– Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với người bà: Cuộc đời mới thật vui, thật đẹp với “ngọn khói trăm ngọn lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả ”, nhưng cháu vẫn không nguôi nhớ bà, không bao giờ quên quá khứ không bao giờ quên được hình ảnh bà với bếp lửa của một thời thơ ấu nghèo khổ, gian nan mà ấm áp nghĩa tình.
Tổng kết:
Tác phẩm viết theo thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu tha thiết, tình cảm xúc động bồi hồi, suy tưởng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và nghị luận, sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa cụ thể vừa gần gũi, vừa giàu cảm xúc vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Có thể nói, từ những kỉ niệm âu thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ và nhân dân sâu nặng nghĩa tình.
Ánh trăng (Nguyễn Duy)
Đôi nét về tác giả: Nguyễn Duy quê ở Thanh Hóa, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ; thơ ông có sự kết họp hài hòa giữa sự duyên dáng trữ tình và chất thế sự, ngang tàng mà vẫn trầm tĩnh, giàu chiêm nghiệm.
Khái quát về tác phẩm: In trong tập thơ cùng tên, được viết năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung cơ bản: Soi chiếu giữa quá khứ và hiện tại để bật lên triết lí nhân sinh sâu sắc.
– Hình ảnh vầng tăng trong quá khứ: Hình ảnh vầng trăng kỉ niệm hiện ra trong không gian rộng lớn, khoáng đạt; đó là vầng trăng của tuổi thơ “sống đồng, với sông với bể” rồi theo vào chiến trường gian khó “ởrừng”. Lúc ấy, con người sống giản dị “trần trụi với thiên nhiên — hồn nhiên nhu cây cỏ nên vầng trăng đã trở thành người bạn tri kỉ, là “vầng trăng tình nghĩa gắn bó trong suốt những năm tháng đẹp tươi sâu nặng ân tình đến mức “ngỡ chẳng bao giờ quên
– Hình ảnh vầng tăng trong hiện tai: Cuộc sống ở thành phố, trong “ánh điện, cửa gương” tiện nghi hiện đại, con người lạnh lùng quay lưng với quá khứ, nhìn “vầng trăng đi qua ngõ như người đường qua đường”. Và khi điện tắt, con người đối mặt bất ngờ với vầng trăng kỉ niệm. Trăng vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, lặng im gợi nhắc những kí ức “rưng rưng” một thời xa vắng khiến con người “giật mình ”ăn năn, tự trách, tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được phép lãng quên quá khứ.
Tổng kết:
Với sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình tự nhiên mà cũng rất sâu nặng, hình ảnh thơ giàu tính sáng tạo với nhiều tầng ý nghĩa (trăng vừa là thiên nhiên tươi đẹp vĩnh hằng, vừa là người bạn găn bó đã lâu và cũng tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình), nhịp thơ thay đôi linh hoạt theo dòng cảm xúc, bài thơ như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình, với mọi người về lẽ sống thủy chung, ân tình.
Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
Đôi nét về tác giả: Thanh Hải quê ở Thừa Thiên – Huế, là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu, nổi bật với hồn thơ chân chất, bình dị, đôn hậu và chân thành.
Khái quát về tác phẩm: Được ra đòi tháng 11/1980, in trong tập Thơ Nam 1945 -1985, khi nhà thơ đang nằm hên giường bệnh và không bao lâu trước khi ông qua đời. Lúc này, đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới với muôn ngàn khó khăn, thử thách.
Nội dung cơ bản:
– Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời: Trên gam màu xanh của dòng sông thơ mộng, nổi bật lên một sắc hoa tím biếc bình dị. Bức tranh mùa xuân không chỉ hài hòa, tươi mát về sắc màu mà còn rộn ràng tiếng chim hót trong veo mở ra một không gian cao vời và trong lành, báo hiệu mùa xuân về, khiến bức tranh xuân thêm sinh động, trong trẻo, đầy sức sống và lòng người thêm náo nức, say sưa, ngây ngất. .
– Vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân nước: Từ cảm hứng về mùa xuân thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến mùa xuân đất nước với một niềm tự hào, xúc động thiêng liêng về lịch sử bốn nghìn năm dẫu vả và gian lao nhưng vẫn lấp lánh, trường tồn, bất diệt. Hình ảnh đất nước nổi bật với không khí náo nức, khẩn trương khi bước vào mùa xuân mới vừa bảo vệ vừa dựng xây Tổ quốc. Hai nhiệm vụ ấy đặt nặng lên vai của “người cầm sủng” và “người ra đồng”, những người đã gieo mùa xuân, bảo vệ mùa xuân, tạo nên sức sống mùa xuân trên mọi miền đất nước. .
– Khát vọng dâng hiến của tác giả: Rất âm thầm, chân thành, giản dị và tha thiết khi mong ước được sống có ý nghĩa, được làm bông hoa tỏa ngát hương, con chim mang tiếng hót và nốt trầm xao xuyến cống hiến cho cuộc đời. Ý thức khiêm nhường góp sức mình làm đẹp thêm mùa xuân của đất nước đã trở thành một lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp hòa trong niềm tin yêu vào quê hương, đất nước với những giá trị truyền thống bền vững.
Tổng kết:
Bài thơ có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu có sự biến đổi phù họp với nội dung từng đoạn, kết họp hài hòa giữa những hình ảnh tự nhiên, giản dị và những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát, ngôn ngữ thơ trong sáng, gợi tả, gợi cảm, phát huy triệt để giá trị các hình thức điệp và biện pháp tu từ khác như so sánh, ẩn dụ… Viết theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca, tác phẩm đã thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cuộc đời.
Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
Đôi nét về tác giả: Viễn Phương quê ở An Giang, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thòi chống Mĩ, thơ ồng thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong những hoàn cảnh chiến đấu ác liệt nhất.
Khái quát về tác phẩm: Năm 1976, sau ngày đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Người. Những tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu đã trở thành nguồn cảm hứng chính để nhà thơ sáng tác thi phẩm này. Bài thơ trích trong tập Như mây mùa xuân.
Nội dung cơ bản: Diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ khi đến viếng lăng Bác.
– Những cảm xúc ban đầu khi đến lăng Bác: Được thể hiện một cách gần gũi, thân thương, kính trọng.- Khi lần đầu tiên từ miền Nam được ra viếng Người, tác giả cũng như “dòng người đi trong thương nhớ” bộc lộ tâm trạng vô cùng xúc động khi nghĩ về Bác – mặt tròi cách mạng đẹp nhất, rực rỡ nhất, chói lọi nhất luôn luôn tỏa sáng, đã sống một cuộc đòi đẹp như những mùa xuân và đã làm ra những mùa xuân cho đất nước Việt Nam.
– Cảm xúc khi bước vào trong lăng đến gần bên để viếng Người: Thể hiện tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Người; dẫu biết rằng Bác sống mãi cùng non nước như “trời xanh mãi mãi”, như “trăng sáng dịu hiên ”nhưng tác giả nói riêng và nhân dân ta nói chung không giấu được nỗi đau xót tột cùng đến “nhói trong tỉm khi nhìn Người “trong giấc ngủ bình yên
– Cảm xúc khi rời khỏi lăng: Khổ thơ cuối như một lòi từ biệt rất xúc động và đầy lưu luyến. Không thể ngăn được dòng nước mắt thương nhớ Bác, nhà thơ mong muốn được ở mãi bên Người. Ước nguyện thành kính của tác giả cũng là mong ước chân thành, sâu sắc của hàng triệu con tim người Việt sau một lần ra thăm lăng Bác.
Tổng kết:
Tác giả đã tinh tế lựa chọn ngôn ngữ giản dị, chân thành nhưng giàu cảm xúc, phát huy triệt để giá trị của các biện pháp tu từ (ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ…) trong việc xây dựng hình ảnh thơ đầy sáng tạo, rất chân thực nhưng có ý nghĩa khái quát, biểu tượng và sức biểu cảm cao. Được viết bằng thể thơ tám chữ với cách gieo vần và nhịp thơ linh hoạt, giọng điệu vừa trang nghiêm sâu lắng vừa tha thiết, vừa đau xót vừa tự hào, bài thơ thể hiện sự xúc động, tấm lòng thành kính, lòng biết ơn sâu sắc của tác giả khi từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
Sang thu (Hữu Thỉnh)
Đôi nét về tác giả: Hữu Thỉnh quê ở Vĩnh Phúc, là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, viết nhiều và viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê và mùa thu; thơ ông nhẹ nhàng và giàu hình ảnh đặc sắc, gợi cảm.
Khái quát về tác phẩm: Được viết năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ,in lại trong tập thơ Từ chiến hào tới thành phổ; thể hiện những suy nghĩ của người lính từng trải qua một thời trận mạc và cuộc sống khó khăn sau ngày đất nước thống nhất đọng lại trong những vần thơ lắng sâu cảm xúc.
Nội dung cơ bản:
– Những tín hiệu báo thu về: Đó là “hương nhẹ nhàng theo gió, thoang thoảng trong không gian để người ta chợt xốn xang trong lòng; là sương thu “chủng chình qua ngõ ”đang giăng mắc nhẹ nhàng như bịn rịn, ngập ngừng, dùng dàng, ngại ngần, nhiều tiếc nuối mùa hạ. đã xa. Những yếu tố ấy đã được cảm nhận đầy tinh tế với tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ..
– Bước thu sang ghi dấu qua cảnh vật: Sự chầm chậm, êm ả của dòng sông, sự vội vã, gấp rút của đàn chim phối hợp cùng hình ảnh “đám mầy mùa hạ vắt nửa mình sang thu”ghi lại khoảnh khắc giao mùa đã tạo nên một nét thu chân thực, sinh động, mới mẻ. Mùa thu dần hòa vào đất tròi với những nét êm nhẹ: nắng trải đầy vàng óng ánh, mang hơi thở ấm áp, mưa giảm dần chứ không ào ạt, xối xả và sấm không còn vang rền mà lặng dần trên những “hàng cây đứng tuổi Những hình ảnh ấy ẩn chứa bao suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc thu sang làm nên đặc điểm của cái tồi trữ tình sâu sắc trong bài thơ.
Tổng kết:
Với việc sử dụng từ ngữ gợi nhiều liên tưởng, gợi tả, gợi cảm, kết hợp linh hoạt và phát huy triệt để giá trị của biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, sáng tạo những hình ảnh thơ đẹp, ấn tượng, bài thơ không chỉ nếu bật được vẻ đặc sắc của thời điểm giao mùa hạ – thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn thể hiện những cảm nhận tinh tế của tác giả trước vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước.
Nói với con (Y Phương)
Đôi nét về tác giả: Y Phương quê ở Cao Bằng, người dân tộc Tày, thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
Khái quát về tác phẩm: Được viết năm 1980, in trong tập Thơ Nam 1945 – 1985, là lời tâm sự của tác giả với đứa con gái đầu lòng và với chính bản thân.
Nội dung cơ bản:
– Lời tâm tình với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người: Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ; không chỉ vậy, con còn lớn lên trong thiên nhiên thơ mộng, trong cuộc sống lao động cần cù, bình dị và vui tươi, trong nghĩa tình của quê hương, làng xóm.
– Niềm tự hào về quê hương và lời nhắc nhở con về việc kế thừa truyền thống: Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” (sống vất vả, cực nhọc, lam lũ nhưng lạc quan, chân chất, yêu đời; chí lớn mạnh mẽ, khoáng đạt, luôn chấp nhận khó khăn, thử thách; yêu quí, tự hào và gắn bó với quê hương với tinh thần tự tôn, ý thức xây dựng bảo tồn văn hóa, cội nguồn) có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ; do vậy khi tâm sự với con về điều này, người cha cũng thể hiện niềm mong ước con hãy hiểu rõ và kế tục xứng đáng những truyền thống ấy để tự tin bước vào đời.
Tổng kết:
Bài thơ có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, xây dựng những hình ảnh vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. Với giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến, tác phẩm thể hiện tình yêu thương sâu sắc của cha mẹ dành cho con cái, niềm tự hào về quê hương đất nước và lời nhắn gửi cũng như lòng tin mãnh liệt vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa dân tộc.