Nghị luận: Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn

van-hoc-la-cho-con-nguoi-them-phong-phu-tao-kha-nang-cho-con-nguoi-lon-len-hieu-duoc-con-nguoi-nhieu-hon

Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn (M.L.Kalinine)

Qua nhận định trên, anh/chị có suy nghĩ gì về chức năng của văn học và thiên chức của người nghệ sĩ? Hãy phân tích một vài tác phẩm văn học Trung đại và Hiện đại của chương trình Ngữ văn 9 để làm rõ ý kiến của mình.


1. Giải thích nhận định.

– “Văn học”: Loại hình nghệ thuật ngôn từ, phản ánh hiện thực bằng cách sáng tạo các hình tượng nghệ thuật, qua đó bày tỏ quan điểm, thái độ của người nghệ sĩ với cuộc sống.

– “Làm cho con người thêm phong phú”: tức làm nảy nở trong con người những tình cảm mới, rèn giũa những tình cảm cũ; khơi dậy trong họ những nhận thức mới mẻ, sâu sắc về cuộc đời, giúp họ có thêm những trải nghiệm cuộc sống.

“Tạo khả năng để con người lớn lên”: Sống tốt đẹp hơn, biết ứng xử một cách nhân văn.

– “Hiểu được con người nhiều hơn”: thấu hiểu bản chất của con người, qua đó thấu hiểu chính bản thân mình.

Ý nghĩa: văn học giúp con người có những trải nghiệm mới mẻ hơn, trưởng thành hơn, hiểu mình, hiểu người, hiểu đời hơn.

2. Bàn luận.

Vì sao nói “Văn học làm cho con người thêm phong phú?”

– Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống. Qua văn học, con người có được những hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, về xã hội, về chính bản thân mình.

– Mặt khác, văn học là “tiếng nói của tình cảm, là sự giãi bày và gửi gắm tâm tư” (Lê Ngọc Trà), qua văn học, con người tìm thấy mình trong đó, cảm nhận được những cung bậc tình cảm đa dạng trong thế giới nội tâm con người, được giãi bày, được đồng cảm, được sẻ chia, được gợi ra những tình cảm chưa có, được trui rèn những tình cảm sẵn có.

– Hơn thế nữa, mỗi tác phẩm văn học là một cuộc trải nghiệm, là cơ hội để ta du hành qua không gian và thời gian, vượt qua mọi bờ cõi và giới hạn, trải nghiệm nhiều hơn, sống nhiều hơn qua những cuộc đời khác nhau, được nhìn cuộc đời dưới nhiều lăng kính, được lắng nghe nhiều luồng tư tưởng, được đối thoại với nhà văn è Giàu có, phong phú hơn về trải nghiệm sống.

– Chính vì vậy, văn học “tạo khả năng giúp con người lớn lên”

– Từ những trải nghiệm đó, văn học giúp con người lớn lên về mặt nhân cách, về mặt tâm hồn. Văn học, qua con đường tình cảm truyền đạt đến con người những bài học đạo đức, nhân sinh, những bài học tác động vào con đường tình cảm, trong quá trình chuyển từ giáo dục thành tự giáo dục è Văn học trở thành “cuốn sách giáo khoa của cuộc sống”.

-Thật vậy, tìm đến tác phẩm văn học, người đọc đâu chỉ mong chờ một vài giây phút giải trí bâng quơ. Trang sách đóng lại, tác phẩm nghệ thuật mới mở ra. “Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố Hữu). Mỗi tác phẩm như một nấc thang nâng đỡ bước chân người đọc tách khỏi phần con để đi đến phần người, tiệm cận các giá trị Chân – Thiện – Mỹ mà họ hằng ngưỡng vọng.

– Hạt nhân của khả năng làm người đọc phong phú về tâm hồn đó, giúp họ lớn lên, chính là hiểu biết về con người.

– Đối tượng phản ánh của văn học chính là con người trong các mối quan hệ xã hội, soi chiếu dưới lăng kinh thẩm mỹ. “Cuộc đời và nghệ thuật là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” (Nguyễn Minh Châu), Văn học là nhân học (Maxim Gorki). Văn học khơi sâu tìm hiểu những vẻ đẹp, những “hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người” (Nguyễn Minh Châu), văn học khám phá những khát vọng muôn thuở của nhân loại, tìm lời giải đáp cho những trăn trở có tính nhân bản: vấn đề sống – chết, vấn đề chiến tranh – hòa bình, vấn đề ý nghĩa của cuộc sống…

– Mục đích của quá trình ấy chính là để cho người đọc hiểu thêm về con người – cũng là hiểu thêm về chính mình. Làm sao người đọc có thể có tâm hồn phong phú, nếu họ không hiểu biết về con người? Làm sao họ có thể trưởng thành, nếu không nhận ra những sự thật về con người, cũng là những sự thật về chính bản thân mình? è Chỉ khi hiểu biết sâu sắc về con người, mỗi cá nhân mới có thể trở thành một lực lượng vật chất tích cực, giúp văn học thực hiện sứ mệnh cải tạo cuộc sống.

Thiên chức của nghệ sĩ:

Văn học có thiên chức lớn lao như vậy, nên người nghệ sĩ cũng phải có sự kết hợp giữa cái tâm và cái tài:

+ Họ vừa là một nhà thám hiểm vừa là một nhà khoa học, dám can đảm vùi mình vào giữa cơn sóng lớn của thời đại, nhìn thẳng vào hiện thực cuộc sống để mổ xẻ, bóc tách và tìm ra được những hạt ngọt lấp lánh của cái đẹp và cái thật về con người, qua đó giúp người đọc hiểu hơn về con người, để từ đó trưởng thành hơn, tâm hồn phong phú hơn.

+ Họ phải là “người cho máu”, phải mở rộng tâm hồn ra đón nhận những vang vọng của cuộc đời, những cung bậc tình cảm đa dạng, sâu kín của con người. Họ giúp bạn đọc nhận ra những buồn vui yêu ghét, lời ca tụng hân hoan hay tiếng thét khổ đau, giúp họ thấu cảm được những ước vọng tha thiết nhất của con người thời đại mình…

+ Đồng thời, với tư cách là một con người sống trong thời đại, là một công dân có trách nhiệm trước xã hội, dân tộc, lịch sử, nhà văn cũng cần biết đặt ra những câu hỏi, và kiến giải một lối đi, một hướng phát triển cho lịch sử, thời đại. Người nghệ sĩ không muốn ghi cái đã có rồi, mà muốn nói điều gì mới mẻ. Anh muốn gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn gửi”.

Một vài biểu hiện để chọn dẫn chứng:

– Văn học làm cho con người thêm phong phú:

+ Văn học cung cấp cho con người tri thức về tự nhiên, xã hội. Văn học chính là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống.

+ Văn học tạo cho con người những tình cảm mới mẻ mà họ chưa có, rèn luyện cho họ những tình cảm sẵn có.

+ Văn học giúp con người có thêm nhiều trả nghiệm sống thông qua việc nhập thân vào nhân vật.

– Văn học giúp người đọc lớn hơn.

+ Họ nhận ra được hiện thực cuộc sống để hình thành các phẩm chất tốt đẹp: đức hy sinh, sống có lý tưởng, sống dâng hiến, sống vì cộng đồng, sự dũng cảm, lòng căm ghét cái ác và sẵn sàng chiến đấu vì cái thiện…

– Văn học giúp người đọc hiểu thêm về con người

+ Vẻ đẹp của con người (trọng tâm là vẻ đẹp tâm hồn)

+ Bản chất của con người: khao khát sống, khao khát hòa bình, khao khát yêu thương, mong muốn sống một cuộc đời có ý nghĩa…

– Khẳng định: Để đạt được những điều tác giả nhận định nói, mỗi nhà văn còn cần một hình thức nghệ thuật phù hợp và độc đáo để làm nên hình hài sắc vóc cho tác phẩm văn học, giúp tác phẩm đến gần hơn với bạn đọc. Vượt lên trên tất cả, “tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho người đọc sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng” và “cốt tủy của văn học chính là tình thương”

2 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.