Dàn bài phân tích bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh

dan-bai-phan-tich-bai-tho-ngam-trang-cu-ho-chi-minh

Dàn bài phân tích bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh

  1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) là bài thơ xuất sắc trích từ trong tập Nhật kí trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ được viết khi Người đang bị giam giữ ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc.

– Khái quát nội dung tác phẩm: Qua câu chuyện ngắm trăng của Bác, bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của Người trong cảnh ngục tù tối tăm.

  1. Thân bài:
  2. Hai câu thơ đầu miêu tả hoàn cảnh ngắm trăng của Bác.

– Xưa nay, thi nhân khi gặp cảnh trăng đẹp sẽ mang rượu ra, ngồi dưới ánh trăng thư thái uống rượu, thưởng hoa, ngắm trăng, làm thơ. Đây được coi là thú vui tao nhã, đầy lãng mạn và thi vị.

– Ths nhưng, ở đây, Bác lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt:

“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ!”

+ Thời gian: nửa đêm → thanh tĩnh.

+ Không gian: trong tù, nơi chỉ có 4 bức tường tối tăm và xiềng xích → tối tăm, hôi hám, không thuận tiện.

+ Điều kiện: “vô tửu diệc vô hoa” (không rượu cũng không hoa) → thiếu thốn.

→  Hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ, ở cái nơi mà người ta chỉ có thể nghĩ đến cái chết, sự tra tấn, đau khổ nhưng dường như Bác đã quên đi hoàn cảnh và thân phận tù nhân của mình mà thoải mái đứng ngắm trăng, làm thơ.

– Tâm trạng của Bác trước cảnh trăng “khó hững hờ”:

+ Câu thơ thứ 2 là một câu hỏi tu từ, thể hiện tâm trạng bối rối, xao xuyến trước cảnh đẹp ngoài song sắt.

+ Trước cảnh trăng đẹp như vậy nhưng Bác lại không có rượu để đáp lại tình tứ của ánh trăng, điều này lại càng làm thi nhân bối rối hơn.

  1. Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung, tự tại của Bác trong đêm trăng đẹp.

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

– Tình yêu thiên nhiên đến say mê của Bác:  

+ Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, của ánh trăng. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ không thể ngăn được tâm hồn thi nhân bay đến với thiên nhiên rộng lớn. Ánh trăng dường như cũng đón nhận tâm hồn của thi nhân, qua cửa sổ chiếu rọi ánh sáng vào phòng giam tăm tối.

+ Qua cấu trúc đối lập, người đọc lại thấy nổi bật lên đó là sự giao thoa, sự hòa quyện giữa thi nhân với ánh trăng, với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh. Qua đó, thể hiện tình bạn tri âm tri kỉ đầy xúc động giữa nhà thơ với trăng.

– Hai câu thơ còn thể hiện phong thái ung dung, ý chí, nghị lực kiên cường của người chiến sĩ cách mạng:

+ Trong cảnh ngục tù tối tắm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường. phong thái ung dung, tự tại, không vướng bận vật chất. bác vẫn ngắm trăng, vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích

+ Hình ảnh Bác hướng về ánh trăng qua song sắt nhà tù đã cho thấy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn đau đáu hướng về bầu trời tự do, về tương lai tươi sáng của đất nước. Ánh trăng ấy hay chính là ánh sáng hi vọng mãnh liệt của một người chiến sĩ cách mạng một long muốn giải phóng dân tộc.

  1. Đặc sắc nghệ thuật.

– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, ngắn gọn mà hàm súc.

– Nghệ thuật đối, nhân hóa trăng như người bạn tri âm tri kỉ.

– Bài thơ vừa mang mầu sắc cổ điển, vừa mang tính hiện đại.

III. Kết bài:

– Khái quát lại giá trị của bài thơ: Bài thơ là sự thành công về cả nỗi dung lẫn nghệ thuật, giúp người đọc hiểu thêm về Bác với những phẩm chất, lối sống cao đẹp.

– Liên hệ, đánh giá: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày. Đó là bài học sâu sắc cho mỗi chúng ta luôn biết vươn lên vươn qua nghịch cảnh, kiên cường trước khó khan, thử thách để giành lấy chiến thắng cuối cùng.

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.