Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Liên hệ với tâm trạng của nhân vật Liên khi đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài. Liên hệ với tâm trạng của nhân vật Liên khi đợi tàu trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam

I. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả Tô Hoài; Nhân vật Mị trong cảnh đêm tình mùa xuân.
– Giới thiệu về tác giả Thạch Lam; Cảnh chờ đợi chuyến tàu đêm của Liên và An
– Hai nhà văn đều đi sâu khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động.

II. Thân bài:

1. Cảm nhận hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài:

– Mị có phẩm chất tốt đẹp nhưng bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần.

+ Là con dâu gạt nợ, Mị bị đối xử như một nô lệ. Mị sống khổ nhục hơn cả súc vật, thường xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn. Mị sống như một tù nhân trong căn buồng chật hẹp, tối tăm.

+ Sống trong đau khổ, Mị gần như vô cảm “ngày càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.

– Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân: tiếng sao đã đánh thức cả một thời kí ức dào sức sống và làm bật trong Mị bao cảm xúc, khát khao.

+ Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ. Mị nhớ về thời con gái, Mị sống lại với niềm say mê yêu đời của tuổi trẻ.

+ Tiếng sáo (biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ chỗ là hiện tượng ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư Mị.

+ Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. Mị chuẩn bị đi chơi nhưng bị A Sử trói lại; tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do, Mị vùng bước đi.
à Bên trong hình ảnh “con rùa nuôi trong xó cửa” vẫn đang còn một con người khát khao tự do, hạnh phúc, vẫn nồng nàn những ước vọng của tuổi thanh xuân. Gió rét dữ dội cũng không ngăn được sức xuân tươi trẻ trong thiên nhiên và con người, tất cả đánh thức tâm hồn Mị.

– Đánh giá nghệ thuật:

+ Bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí tinh tế, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị.

+ Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do.

2. Tâm trạng của Liên khi đợi tàu:

– Hai chị em Liên An từng có những ngày tuổi thơ tươi đẹp ở Hà Nội, nay vì gia cảnh sa sút mà phải sống buồn lặng, tăm tối ở phố huyện nghèo. Mỗi ngày, hai chị em chỉ có một niềm vui duy nhất: ngắm nhìn chuyến tàu đêm từ Hà Nội qua phố huyện.

– Dù đã đến đêm khuya, “An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng hai chị em vẫn gượng để thức khuya để đợi chuyến tàu với tâm trạng háo hức, đầy kiên nhẫn..

– Nguyên nhân khiến 2 chị em Liên đợi tàu: xuất phát từ cuộc sống tù túng nghèo nàn và tâm hồn phong phú đa cảm của 2 đứa trẻ.

– Chuyến tàu, gợi Liên nhớ về Hà Nội xa xăm, rực rỡ và huyên náo – là hình ảnh của quá vãng tuổi thơ yên bình.
– Đoàn tàu như mang một thế giới khác đi qua, “Một thế gới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”, thế giới đó chứa chan những giàu sang, hạnh phúc. Đoàn tàu mang theo một niềm hi vọng, là thứ ánh sáng của “chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ” – là hình ảnh của ước vọng, khát khao

⇒ Thạch Lam đã thể hiện niềm trân trọng, thương xót đối với những kiếp người nhỏ bé nghèo nàn tăm tối, quẩn quanh, bế tắc nơi phố huyện.

3. Điểm gặp gỡ và khác biệt về tư tưởng nhân đạo của hai tác giả:

* Điểm gặp gỡ:

– Hai nhân vật đều khao khát thoát khỏi thực tại buồn chán, tăm tối trói buộc sự sống; đều khao khát được đổi thay, được sống có ý nghĩa hơn.

+ Cả hai nhà văn đều thể hiện tấm lòng xót thương, đồng cảm với những con người nhỏ bé, bất hạnh, phải chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ.

+ Cả hai đều phát hiện và nâng niu, trân trọng vẻ đẹp ở những con người bất hạnh, đáng thương: sức sống tiềm tàng mãnh liệt, ước mơ, khao khát thay đổi cuộc sống…

* Điểm khác biệt:

+ Chị em Liên, An là những đứa trẻ, niềm mong ước đổi thay còn nhỏ bé, mơ hồ, mong manh.

+ Niềm khao khát được đi chơi ở Mị chuyển hóa thành những hành động cụ thể; dù không thành nhưng là bước đột phá trong sự vận động tâm lí nhân vật, tạo chuyển biến cho hành động trốn khỏi nhà Pá Tra ở đêm mùa đông năm sau.

4. Nhận xét quan niệm của mỗi nhà văn về cuộc sống có ý nghĩa.

– Với Thạch Lam: Viết về đề tài thị dân nghèo, quan tâm đến mảnh đời nhỏ bé, thương xót cho những kiếp người vô danh nhất là những em bé nên ao ước cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng hơn. Nhưng nhà văn lãng mạn dù có cái nhìn gắn với thực tại đời sống – chưa tìm được lối thoát cho nhân vật.

– Với Tô Hoài: Viết về đề tài cuộc sống của người lao động trong xã hội cũ nhưng có cách nhìn, cách lí giải mới gắn với đổi thay trong tư tưởng của nhà văn, vì thế, cuộc sống có ý nghĩa là cuộc sống được tự do, được sống trong niềm vui sống của tuổi trẻ.

III. Kết bài:

Khẳng định nét độc đáo trong bút pháp thể hiện của hai nhà văn. Đánh giá về nhân vật Mị và Liên, đồng thời khẳng định giá trị nhân đạo của hai tác phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang